Nên Chọn Nền Tảng Thương Mại Điện Tử On-Premise Hay On-Cloud?

Thời gian đọc 7 phút

Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, sự bùng nổ của thương mại điện tử đã tạo nên một cuộc cách mạng thương mại hóa. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh thành công sản phẩm hoặc dịch vụ theo hình thức trực tuyến đều phải phụ thuộc vào nền tảng thương mại điện tử của riêng mình. Hiện nay đa phần các công ty mới thành lập đều đang phải đối mặt giữa quyết định sử dụng nền tảng thương mại điện tử On-Premise (lưu trữ tại chỗ) hay On-Cloud (lưu trữ trên điện toán đám mây). Đối với các công ty lâu năm, đã sử dụng nền tảng thương mại điện tử On-Premise, thì việc cân nhắc có nên chuyển sang sử dụng trên Cloud hay không cũng đang là một vấn đề khá trăn trở.

Đây không những là lựa chọn mang tính quyết định đến dòng tiến vốn và ngân sách hoạt động, mà còn ảnh hưởng đến việc xác định khả năng một công ty có thể phát triển và đáp ứng với các cơ hội thị trường hay không.

Cùng nhìn qua sự khác biệt giữa giải pháp thương mại điện tử nền tảng On-Premise và On-Cloud giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí, khả năng mở rộng cũng như là thời gian mang tới giá trị cho khách hàng.

Tổng chi phí sở hữu

Các giải pháp thương mại điện tử On-Premise thường được cài đặt cục bộ tại hệ thống phần cứng của một công ty và do nhân viên IT của công ty này quản lý. Đặc thù của giải pháp này đó là các khoản đầu tư ban đầu vô cùng lớn cho việc mua cơ sở hạ tầng cần thiết (như máy chủ và các cơ sở vật chất đi kèm) nhằm quản lý và duy trì phần mềm cùng các bản quyền cho phần mềm đó. Thêm vào đó là các loại chi phí như bảo trì phần cứng, lưu trữ dữ liệu, bảo mật, sao lưu, nguồn điện, hệ thống làm mát và cập nhật phiên bản phần mềm.

Ngoài ra, các công ty có thể còn phải chịu thêm các chi phí khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ Tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán (PCI DSS) cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quy định khác nhằm bảo vệ thẻ tín dụng cũng như thông tin cá nhân của khách hàng. Những yêu cầu này có thể khiến các công ty phải tuyển dụng và đào tạo thêm nhân sự IT để phụ trách.

Ngược lại, các giải pháp thương mại điện tử trên Cloud được cung cấp dưới dạng dịch vụ (do đó xuất hiện thuật ngữ: Software-as-a-Service (SaaS) – phần mềm dạng dịch vụ). Nhà cung cấp dịch vụ sẽ lưu trữ và quản lý phần mềm cũng như các loại dữ liệu của khách hàng trên điện toán đám mây – Cloud, duy trì cơ sở hạ tầng CNTT, chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu, cung cấp các bản cập nhật, sửa lỗi và phát triển các tính năng/cải tiến mới. Đối với khách hàng, chi phí phải bỏ ra ban đầu thường thấp hơn rất nhiều bởi họ chỉ phải tốn chi phí triển khai phần mềm theo đúng nhu cầu của mình. Việc sử dụng cũng rất dễ dàng, người dùng chỉ việc kết nối mạng và truy cập phần mềm thông qua giao diện website. Chi phí cho SaaS hoàn toàn có thể được dự tính trước với hình thức thanh toán subscription.

Hơn thế nữa, giải pháp E-commerce trên nền tảng Cloud tạo điều kiện cho nhân viên IT của bạn tập trung hơn vào việc xây dựng chiến lược phát triển cũng như đưa sáng kiến mới thay vì dành phần lớn thời gian cho các hoạt động quản lý và duy trì, vận hành các hệ thống On-Premise.

Nâng Cấp và Cải Tiến

Có một điều chắc chắn là các hệ thống On-Premise sẽ hoạt động đủ tin cậy – cho đến khi nhà cung cấp phần mềm phát hành bản cập nhật. Lúc đó, nhân viên IT sẽ phải triển khai lại phần mềm trên các máy chủ. Và vấn đề có thể phát sinh từ đây. Mọi tùy chỉnh hoặc tích hợp được cài đặt hầu như gắn liền với việc triển khai phần mềm hiện tại và rất có thể sẽ bị xóa sạch trong quá trình nâng cấp. Đội ngũ IT sẽ cần bắt đầu quá trình tùy chỉnh hoặc tệ hơn, phải tiến hành triển khai lại từ đầu. Điều này chắc chắn sẽ làm hao tốn rất nhiều thời gian cũng như nguồn lực IT. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều công ty hầu như sẽ không nâng cấp phần mềm mà  chấp nhận sử dụng hệ thống công nghệ lỗi thời.

Ngược lại, các đơn vị cung cấp nền tảng thương mại điện tử trên Cloud đang liên tục cải tiến giải pháp của mình nhằm đảm bảo khách hàng luôn sử dụng những phiên bản mới và tiên tiến nhất. Có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp đám mây ,ví dụ như NetSuite, sẽ cung cấp một phần mềm với cấu trúc Multi-tenants với chỉ một phiên bản ứng dụng duy nhất phục vụ cho tất cảkhách hàng trên toàn cầu. NetSuite đảm bảo khách hàng luôn nhận được quyền lợi từ việc phát triển phần mềm của hãng cũng như tiếp cận gần như ngay lập tức và liên tục các bản cập nhật phần mềm mới nhất. Thêm váo đó, các tùy chỉnh đã thực hiện trước đó trên hệ thống sẽ tự động được bảo lưu trên phiên bản cập nhật.

Tăng trưởng và Thích ứng nhanh

Khó khăn khi nâng cấp hệ thống chỉ là 1 trong những rào cản, hạn chế sự phát triển đối với doanh nghiệp sử dụng các giải pháp thương mại điện tử On-Premise. Do việc tùy chỉnh và mở rộng khá khó khăn và rắc rối nên các giải pháp On-Premise truyền thống có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận các cơ hội mới từ thị trường, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu.

Các phần mềm thương mại điện tử trên Cloud dường như mang lại nhiều lợi thế rõ ràng hơn. Với thời gian triển khai nhanh chóng, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận ra giá trị mà phần mềm E-commerce trên nền tảng Cloud mang lại. Doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng gì về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng CNTT đối với các tính năng mới hay không. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian để tiếp cận các cơ hội mới từ thị trường bằng việc triển khai nhanh chóng các tính năng bổ sung, có thể đáp ứng các mô hình kinh doanh khác nhau (B2B và B2C), cho các thương hiệu và trên các quốc gia khác nhau nhưng vẫn tồn tại trên cùng một nền tảng.

Các nền tảng phần mềm thương mại điện tử trên Cloud cũng dễ dàng mở rộng quy mô hơn, có thể linh hoạt xử lý nhiều tệp khách hàng hơn một khi doanh nghiệp ngày càng phát triển. Trường hợp doanh nghiệp phát triển nhanh một cách đột biến – do nhu cầu phát sinh theo mùa hoặc thành công ngoài sức mong đợi dẫn tới bùng nổ doanh thu. Khi đó, phần mềm thương mại điện tử trên Cloud sẽ tự động điều chỉnh và linh hoạt cung cấp những nguồn lực bổ sung để nhanh chóng xử lý tình trạng này. Còn với giải pháp thương mại điện tử On-Premise, doanh nghiệp có thể phải cần mua thêm phần cứng và chi trả cho bản quyền phần mềm phát sinh.

Đâu là giải pháp đúng đắn cho mô hình kinh doanh E-commerce?

Doanh nghiệp của bạn luôn có những điểm khác biệt với các doanh nghiệp khác, vì vậy hãy dành thời gian cân nhắc một cách kỹ lưỡng về tác động của các giải pháp E-commerce đến việc vận hành cũng như phát triển của doanh nghiệp.


Với tư cách là đối tác cung cấp giải pháp cao cấp của Oracle NetSuite và triển khai ERP tại Việt Nam, Citek Cloud sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi số nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh doanh và gia tăng giá trị cạnh tranh bằng một giải pháp quản lý hiện đại, thay vì các ứng dụng ERP truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực triển khai.

Với đội ngũ chuyên gia ERP nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, Citek Cloud là một sự lựa chọn đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn trên con đường chuyển đổi số đầy thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội lớn trong thời đại kinh tế số bùng nổ hiện nay.

Liên hệ Citek Cloud để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *